Dưa leo hay dưa chuột là loại quả được nhiều người yêu thích, không chỉ mang lại cảm giác tỉnh người khi ăn vào những ngày hè nắng nóng, oi bức mà còn rất tốt cho sức khỏe. Nhiều người muốn tự trồng loại cây này khi có một khoảng sân nhỏ, một góc ban công. Bài viết này hướng dẫn cách trồng dưa leo/dưa chuột tại nhà sai quả đơn giản và đảm bảo thành công, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tác dụng của dưa leo
Dưa leo hay dưa chuột có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Mỗi quả dưa leo chứa đến 95% nước, nhiều loại vitamin điển hình là vitamin C, protein, calo, canxi… tốt cho sức khỏe và làm đẹp, chống oxy hóa hiệu quả. Dưới đây là những tác dụng của dưa leo với sức khỏe:
- Bổ sung nước và cung cấp vitamin cho cơ thể: Nước chiếm 95% thành phần dưa chuột vừa cấp ẩm, vừa giúp cơ thể giải độc tố. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C trong dưa chuột cũng có thể cung cấp đủ 10% nhu cầu hàng ngày, khi đắp hoặc bôi nước dưa chuột sẽ tốt cho làn da
- Xua tan cái nóng cả bên trong và bên ngoài cơ thể: Ăn dưa leo giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng và giải nhiệt rất tốt. Đắp dưa leo bên ngoài sẽ giúp da khỏi bị cháy nắng.
- Bổ sung kali cho cơ thể: Dưa chuột chứa hàm lượng kali cao, ăn dưa chuột là cách bổ sung kali tự nhiên cho cơ thể hiệu quả
- Tốt cho tim mạch: Hàm lượng kali trong dưa chuột cao 152mg nên có tác dụng làm hạ huyết áp. Bổ sung kali giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ.
- Ngăn ngừa ung thư: 3 loại vi lượng secoisolariciresinol, lariciresinol, pinoresinol có trong dưa chuột có khả năng ngăn ngừa ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư tử cung, ug thư tuyến tiền liệt.
- Phục hồi thị giác: Đắp các lát dưa leo lên mắt không chỉ giảm quầng thâm, bọng mắt mà còn giúp bạn có cảm giác mắt nhẹ, nhìn rõ hơn.
- Ổn định huyết áp: Dưa leo giúp người huyết áp thấp, huyết áp cao cải thiện được tình trạng huyết áp.
- Giảm hôi miệng: Ngậm 1 lát dưa leo trong miệng 30 giây, các phytochemicals có trong dưa leo giúp làm sạch, khử mùi hôi trong miệng.
- Giảm khó chịu khi say rượu: Ăn vài lát dưa leo trước khi đi ngủ sẽ giảm được sự khó chịu, đau đầu do say rượu, bởi dưa chuột chứa chất điện giải, vitamin nhóm B, các loại đường, chất dinh dưỡng khác giúp bạn đỡ mệt hơn.
- Làm sạch miệng: Nước dưa leo giúp làm se các ổ viêm ở trong khoang miệng nên có tác dụng tương tự như singum tự nhiên giúp miệng luôn sạch sẽ.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Dưa leo ăn cả vỏ và nhai sẽ tăng tiết dịch tiêu hóa, hàm lượng chất xơ trong dưa chuột cũng giúp làm sạch tạp chất tồn dư ở trong ruột.
- Giám cholesterol: Hợp chất sterol có trong dưa leo giúp làm giảm cholesterol xấu.
- Hỗ trợ giảm cân: Hàm lượng nước, chất xơ dồi dào của dưa leo rất tốt cho những người muốn giảm cân. Ăn dưa chuột kết hợp với sữa chua không đường là lựa chọn hiệu quả vừa giúp giảm cân vừa đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Tốt cho thận: Ăn dưa chuột đều đặn sẽ giúp giảm lượng axit uric trong thận, giúp thận hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.
- Loại bỏ độc tố: Hàm lượng nước trong dưa leo quét sạch độc tố tích tụ ở trong cơ thể, cả chất cặn lắng gây sỏi.
- Làm dịu đi các cơn đau cơ khớp: Các vitmin, khoáng chất trong dưa leo giúp cơ khớp được chắc khỏe, vận hành tốt, trơn tru hơn.
- Làm mượt tóc, móng tay móng chân sáng bóng: Dưa leo có chứa chất silica, chất này giúp tóc, móng tay được bóng bẩy đẹp đẽ.
- Cung cấp các vi chất tốt cho làn da: Các khoáng chất như silica, kali, magiê giúp tái tạo được tế bào da.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Hàm lượng vitamin C, B, A trong dưa leo giúp cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Tốt cho người bị tiểu đường: Dưa leo chứa 1 loại hóc môn cần thiết cho các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin.
Dưa leo có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể nên rất được ưa chuộng, nhiều người muốn tự trồng loại cây này khi có khoảng vườn, ban công trống. Dưới đây là hướng dẫn cách trồng đúng, đơn giản, cho quả sai và chắc chắn thành công.
Chuẩn bị trước khi trồng dưa leo
Dưa leo được trồng phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới, có thể trồng được quanh năm nhưng đây là loại cây ưa ẩm nên thường sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao vào mùa mưa hơn mùa khô. Nhiệt độ thích hợp để dưa tăng trưởng là 30 độ C, ban đêm là 24 – 26 độ C. Dưa leo được cung cấp đủ ánh sáng mặt trời sẽ giúp sinh trưởng, phát triển và cho trái lớn, chất lượng. Cây cần cung cấp nhiều nước, độ ẩm nhưng lại không chịu được úng nên cần phải hết sức chú ý ở khâu làm đất, hạn chế được tối đa đất bị ngập úng.
Trước khi trồng dưa leo, bạn cần chuẩn bị:
- Thời điểm trồng: Ở các tỉnh miền nam nước ta có thể trồg dưa chuột quanh năm, nhưng cây phát triển tốt nhất ở thời điểm từ tháng 11 năm trước đến tháng 2, 3 năm sau hoặc từ tháng 5 đến tháng 7, 8. Ở thời gian này, dưa leo phát triển tốt, ít bị sâu bọ tấn công.
- Chuẩn bị đất: Loại đất để dưa leo phát triển tốt nhất là đất pha cát, đất chứa nhiều dinh dưỡng. Cần phải làm đất rất kỹ, có thể trộn gỗ mùn, phân xanh hoặc phân hữu cơ.
- Chuẩn bị giống: Trên thị trường hiện nay có nhiều giống dưa chuột, dưa leo khác nhau, phổ biến là dưa chuột leo giàn. Ngoài ra, còn có các loại giống dưa leo khác như dưa chuột trắng, dưa chuột xanh, dưa leo Thái, dưa chuột gai….Tùy thuộc vào sở thích lựa chọn loại phù hợp.
- Chuẩn bị chậu: Bộ rễ của dưa chuột phát triển nhanh nên cần chọn loại chậu to, có thể dùng thùng xốp to, xô nhựa cỡ lớn để trồng. Chậu cần đục nhiều lỗ để tránh ngập úng, dễ thoát nước, tạo sự thông thoáng để rễ cây phát triển tốt, trao đổi oxy tốt.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, cùng bắt tay vào trồng dưa leo nhé!
Hướng dẫn cách trồng dưa leo sai quả tại nhà
Các bước trồng dưa leo tại nhà gồm:
Ủ hạt giống
Ngâm hạt giống dưa chuột vào nước ấm 30 – 35 độ C trước khi trồng từ 2 – 3 giờ, sau vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch, ủ vào khăn ẩm nhiệt độ 27 – 30 độ C trong 3 – 5 ngày. Chú ý, cần phải luôn giữ ẩm cho bọ ủ, kiểm tra hạt giống nứt và nảy mầm thì mang đi gieo.
Gieo hạt giống
Có 2 cách gieo hạt dưa leo, đó là
Gieo trực tiếp trên đất
Khi gieo hạt cách này thì cần phải làm đất thật tơi xốp, lên luống cao 20 – 30cm. Tạo lỗ sâu 0.5cm, gieo hạt cho đầu rễ hướng thắng góc xuống đất, đầu hạt ngang bằng với mặt đất. Sau đó, sử dụng phân chuồng sàng kỹ lấp hạt. Khi trồng, có thể phủ rơm rạ hoặc bạt plastic lên để giữ ẩm.
Gieo trực tiếp trên đất, đồng ruộng sẽ khó khăn trong việc quản lý hạt lên cây do gieo trực tiếp ở ngoài đồng, diện tích rộng nếu gặp mưa, nắng nóng, sâu bệnh thì khó chủ động.
Gieo trong khay nhựa, khay xốp
Làm đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và đủ độ ẩm. Dùng tay ấn xuống đất tạo lỗ sâu 1cm, gieo hạt vào đất, mỗi lỗ gieo 1 – 2 hạt, rồi phủ lớp đất mỏng lên, gieo xong phun nước cho đất ẩm, phủ túi nilon lên khay trồng, đặt chậu ươm ở nơi có ánh nắng ấm để thúc đẩy sự nảy mầm.
Sau 1 tuần gieo, hạt dưa leo sẽ nhú mầm, khi cây con cao khoảng 10 – 15cm, cứng cáp thì bứng chuyển bầu ươm ra chậu trồng.
Làm đất và trồng cây
Khi cây con lơn ra được 3 – 4 lá, thân cây mập và cứng cáp thì bứng bầu cây ra trồng riêng vào từng thùng xốp hoặc trồng trực tiếp vào đất.
Làm đất: Sử dụng đất pha cát, đất chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể trộn đất với gỗ mùn, trấu, phân xanh hữu cơ, phân động vật.
Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày bón lót vôi bột, phân hữu cơ sinh học hoặc phân chuồng, pha trộn phân lân, đạm và kali vào đất rồi xới lại để phân ngấm vào đất, có tác dụng tăng độ pH, cung cấp dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn đầu.
Trồng cây: Trồng trực tiếp ở đất thì cày xới đất tơi xốp, lên luống cao 20 – 30cm, khoảng cách 60 – 70cm. Tạo hố đất sâu rồi nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay vùi kín bầu cây ở dưới đất, đôn cho chặt gốc, sau đó phủ gỗ mùn, rơm rạ, cỏ khô xung quanh gốc cây để giữ ẩm.
Chú ý: Nên trồng dưa leo vào buổi sáng hoặc chiều mát khi đã tắt nắng. Trồng trong thùng xốp thì khi trồng xong nên mang vào nơi râm mát hoặc che phủ để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây 1 – 2 ngày để cây con hồi sức.
Chăm sóc dưa leo
Để cây dưa leo phát triển nhanh, không phải chăm sóc quá nhiều, chỉ cần tưới nước đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Nếu tưới quá nhiều nước sẽ làm đất quá ẩm ướt gây ngập úng thì cây dễ chết, còn tưới ít nước thì cây bị thiếu nước không sinh trưởng tốt được. Dưa chuột cần trồng ở nơi có nhiều ánh sáng thì quả sẽ lớn nhanh và cho năng suất cao.
Giai đoạn đầu: Tuần thứ 2
2 tuần đầu sau khi trồng cây cần tưới nước đều đặn cho cây vào buổi sáng sớm và chiều. Phủ phân gà, phân chuồng, cỏ khô hoặc rơm rạ ở mặt đất xung quanh cây để giữ ẩm cho đất.
Giai đoạn 2: Tuần thứ 3
Trong tuần thứ 3 cần phải bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân đạm, lân và kali, hòa vào nước dùng để tưới cho cây. Kết hợp phun phân bón lá để cây phát triển rễ, thân và lá. Thời điểm sau 2 – 3 tuần sau khi trồng, cây bắt đầu phát triển thân lá, tua cuốn mạnh mẽ, khi đó, cần phải làm giàn cho dưa leo. Làm giàn kết hợp với tỉa nhánh cho cây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây, năng suất và chất lượng quả. Do đó, làm giàn cho cây dưa leo cũng cần đúng kỹ thuật.
Cách làm giàn cho dưa leo như sau: Dùng cọc gỗ, tre hoặc sắt để làm giàn, cọc có đường kính nhỏ nhất từ 3 – 5cm, cao 2 – 3 mét tùy vào vị trí, không gian và diện tích trồng. Cắm cọc theo hình chữ A, dùng thép hoặc dây cố định lại. Cọc cần phải đủ chắc để cây dưa leo có thể leo bám được mà không bị đổ, giàn càng chắc thì gốc cây càng cố định, cây càng sinh trưởng và phát triển tốt.
Nếu trồng dưa leo ở trong chậu, thùng xốp tại nhà thì có thể làm giàn nghiêng tựa vào lan can, vách tường. Cũng có thể dùng lưới nylon để làm giàn cho dưa leo cũng rất tiện lợi.
Giai đoạn 3: Cây trồng được 4 tuần
Thời điểm khi cây trồng được 1 tháng là giai đoạn mà cần phải chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển của cây. Ở giai đoạn này cần tưới nhiều nước, trộn phân đam, lân, urê, kali hòa vào nước tưới cho cây để tăng dinh dưỡng cho cây phát triển, ra hoa. Sau khi tưới phân xong thì nên tưới lại nước để tránh làm cháy rễ cây.
Làm cỏ ở gốc cây thường xuyên, cắt bỏ lá già ở dưới, nhánh phụ để tạo độ thông thoáng cho cây. Không nên để cây quá cao mà để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa quả.
Giai đoạn 4: Cây ra hoa kết trái
Sau 30 – 50 ngày trồng thì cây bắt đầu ra hoa và kết trái, các nách lá đâm hoa đực, hoa cái và nhánh. Đây là thời kỳ nhạy cảm nhất quyết định năng suất của dưa leo. Lúc này cần tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối khi đã tắt nắng. Mặc dù nhu cầu nước của cây cao nhưng không chịu được úng, thiếu nước cây sẽ ra quả nhỏ, ăn bị đắng.
Thời điểm này nhu cầu dinh dưỡng của cây cao gấp đôi nên cần phải tưới nước, phun HVP Auxin Organic để cây ra nhiều hoa, đậu nhiều quả. Đồng thời bón đạm, phân NPK 2lần/tháng. Nếu cây bị thiếu nước và chất dinh dưỡng thì đậu trái thấp, chất lượng quả kém, quả bị cong và đắng.
Có thể tác động đến việc thụ phấn cho hoa bằng cách loại bỏ hoa đực, sử dụng cọ tăm bông dúi vào hoa đực để lêý phấn hoa, cọ vào nhụy hoa cái để thụ phấn. Chú ý đến việc phụ phấn của cây sẽ giúp dưa leo đậu trái cho nhiều quả.
Giai đoạn 5: Thu hoạch
Dưa leo sau khi trồng 60 – 80 ngày, tùy thuộc vào giống cây trồng, điều kiện chăm sóc thì dưa cho thu quả. Thu hoạch dưa leo tốt nhất vào buổi sáng sớm khi trời còn mát mẻ. Sau mỗi đợt thu hoạch quả thì nên bón đạm và kali 1 lần/2 tuần để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nuôi trái cho lứa thu hoạch tiếp theo.
Cách trồng dưa leo thật đơn giản, để cây phát triển tốt, ra nhiều trái, bạn cần chăm sóc và tưới nước cho cây đều đặn, làm giàn cho cây, bắt dây leo lên giàn để tránh dây mọc lộn xộn, không hấp thụ đủ ánh nắng mặt trời. Chúc giàn dưa leo của bạn sinh trưởng, phát triển tốt và sai trĩu quả.
>> Tìm hiểu: Tác dụng của lá lốt với đàn ông tăng cường sinh lý cực hiệu quả