Hoa bông gòn hay bông lụa, bông gạo là loài hoa khá đẹp, độc đáo và không thể nhầm lẫn với bất cứ loại hoa nào. Hoa có màu trắng như tuyết, tơi xốp nên còn được coi là hoa tuyết của đất trời. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loài hoa này qua bài viết này nhé!
Cây bông gòn là gì?
Cây Bông Gòn còn được gọi là cây bông gòn, hoa gòn, cây bông lụa, cây bông Java, tên khoa học, tên tiếng anh: Ceiba pentandra, là một loài cây nhiệt đới thuộc bộ Cẩm quỳ (Malvales) và họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng, trước đây được tách ra trong họ riêng gọi là họ Gạo (Bombacaceae), có nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, Caribe, miền bắc Nam Mỹ và khu vực nhiệt đới miền tây châu Phi (phân loài Ceiba pentandra guineensis).
Đặc điểm cây hoa bông gòn
Cây bông gạo (hoa bông gòn) cao tới 60–70 m và có thân cây to lớn (đường kính tới 3 m) với các rễ phụ gia cố thêm. Thân cây và các cành lớn có nhiều gai lớn, cứng. Lá phức chứa 5-9 lá chét, mỗi lá chét dài tới 20 cm và tương tự như lá cọ (lá dạng chân vịt). Cây trưởng thành sinh ra khoảng vài trăm quả dài khoảng 15 cm mỗi quả. Quả chứa các hạt được bao bọc trong các sợi mịn có màu vàng là hỗn hợp của linhin và xenluloza. Quá trình thu hoạch và tách sợi rất tốn công sức và là công việc thủ công.
Sợi của nó nhẹ, nổi trên nước, đàn hồi, dễ cháy và không thấm nước. Nó không thể xe thành sợi giống như chỉ nên được dùng làm chất nhồi cho các loại đệm, gối, bàn ghế, đồ chơi trẻ em và các lớp cách âm, cách nhiệt. Nó cũng đã từng được dùng nhiều trong các loại áo bông hay các đồ vật tương tự nhưng ngày nay đã được thay thế bằng các vật liệu tổng hợp nhân tạo. Hạt chứa dầu được sử dụng để nấu xà phòng và có thể làm phân bón.
Cây Bông Gòn tái sinh bằng hạt và chồi đều khỏe, do vậy tốc độ phát triển cá thể khá nhanh. Nhiều trường hợp, người dân cắt cành cắm làm trụ hàng rào hoặc làm choái cho cây nông nghiệp leo, sau một thời gian, cành đã phát triển thành một cây mới. Khi cây bị chặt hạ chừa lại phần gốc, các chồi ngủ được đánh thức, sinh trưởng rất nhanh. Nếu không bị xử lí tiếp thì sau một thời gian ngắn, gốc cây đó đã tái tạo một cây mới có hằng chục cành mọc đứng. Có thể lợi dụng đặc điểm này, dùng nó làm vật liệu trồng phân tán hoặc tập trung ở những nơi thích hợp để thu sản phẩm, đồng thời phòng hộ chống xói mòn đất và che chắn cho hệ thống cây trồng nông nghiệp.
Việc canh tác thu hoạch quy mô được thực hiện châu Á, chủ yếu là ở Java (từ đây mà có các tên gọi khác liên quan đến Java) và các nơi khác ở Indonesia, Malaysia, nhưng cũng có tại Philipin và Nam Mỹ.
Công dụng của hoa bông gòn
Do sợi quả của nó không hút ẩm, mềm mại, màu sáng trông khá tinh khiết, nhẹ, nổi được trên nước, đàn hồi khá mạnh, không bị xe thành búi như sợi bông vải, nên đã được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm các lớp cách nhiệt, cách điện, nhồi thú bông, nệm trải giường, lót ghế, chăn đắp, gối…
- Hạt bông gòn chứa nhiều dầu, sử dụng được cho việc sản xuất xà phòng.
- Nước sắc vỏ thân bông gòn được dùng cho lợi tiểu, kích dục, điều trị chứng đau răng, và cả cho tiêu chảy thể II.
- Gỗ của Bông gòn nhẹ, mềm, dễ gia công. Nhiều nơi dùng gỗ của những cây Bông gòn cổ thụ, có kich cỡ lớn, để làm ca-nô.
Ý nghĩa hoa bông gòn
Hoa bông gòn mang ý nghĩa là trân trọng những người xung quanh. Hoa bông gòn không phải là hoa thật, hoa màu trắng sữa hoặc hồng. Những bông hoa này sẽ bay sau lớp bông bí như sự chia ly của người thân, mang ý nghĩa rằng người thân, người yêu, bạn bè hãy trân trọng nhau, trân trọng những người trước mặt.
Hình ảnh hoa bông gòn đẹp
>> Xem thêm: Hoa ban có mấy loài? Hình ảnh, ý nghĩa và cách trồng