Hoa cát cánh (hoa kết cánh) là những bông hoa trông như luôn nở nụ cười tuyệt vời với bạn, mang đến cho các khu vườn trồng loại hoa này vẻ tươi tắn và tràn đầy sức sống.
Hình dạng và màu sắc hoa cát cánh
- Hoa cát cánh còn được gọi là hoa bong bóng vì khi còn nụ, chúng giống hệt những quả bóng bay.
- Lúc nở, những cánh hoa to lại xòe ra thành hình ngôi sao.
- Hoa có các màu: trắng, tím hay hồng nhẹ. Những màu sắc bắt mắt đó đã giúp cho hoa cát cánh trở thành một loại hoa hấp dẫn với vẻ ngoài tươi vui, hoạt bát và trẻ trung.
- Lá của hoa cát cánh có hình bầu dục và màu xanh lá cây pha một chút xám, vô cùng phù hợp với những cánh hoa tông pastel tuyệt đẹp của loài hoa này. Mỗi cành hoa cát cánh có thể cao tới 40 – 60 cm.
- Cây ưa sống ở ngoài trời trong thời tiết ấm áp.
Nguồn gốc, xuất xứ hoa cát cánh
Hoa cát cánh là một thành viên trong họ húng tây. Vào mùa xuân và mùa hạ, cây hoa cát cánh mọc lên ở các hòn đảo phía bắc của Nhật Bản, ở miền bắc Trung Quốc và trên những sườn núi vùng Siberia.
- Tên khoa học: Platycodon. Theo nghĩa đen có nghĩa là những chiếc nụ hình chuông lớn nhưng khi mở ra lại hóa thành một ngôi sao gần như nằm phẳng.
- Hoa cát cánh tiếng Nhật: 桔梗 (Kikyo), là một trong những dấu hiệu không thể thiếu của mùa thu.
- Hoa cát cánh tên tiếng anh là Balloon Flower
Ý nghĩa hoa cát cánh
Hoa cát cánh là loài hoa 5 cánh xuất hiện rất nhiều trong văn hóa dân gian ở nhiều quốc gia.
- Châu Âu, hoa cát cánh đại diện cho 5 giác quan.
- Ở Nhật Bản, hoa cát cánh xuất hiện trên áo choàng của các gia đình quý tộc. Biểu tượng hóa thành những hình ngũ giác.
Công dụng của cát cánh
Kikyosapogenin có tác dụng phá huyết, tiêu đờm và long đờm. Theo Trung Hoa y học tạp chí thì uống cát cánh thấy có tác dụng tiêu đờm rõ rệt trên lâm sàng. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và dạ dày đưa đến phản ứng tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm cho đờm loãng và dễ bị tống ra ngoài.
Saponin platycodin trong rễ cát cánh có tác dụng tan máu và tác dụng này mạnh hơn ở rễ đã cạo vỏ và rễ của cây hoang dại có hoa màu tím. Cao nước của rễ cát cánh có độc tính với cá.
Rễ cát cánh có tác dụng giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho và khử đờm. Đồng thời, nó có tác dụng làm giãn các mạch máu nhỏ, làm hạ đường huyết, chống huyết, chống loét và chống viêm.
Theo y học cổ truyền, cát cánh có vị hơi ngọt sau đó đắng, hơi cay, tính bình, có tác dụng thông khí phế, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài.
Các công dụng của cát cánh bao gồm:
- Chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ
- Theo tài liệu cổ, cây còn chữa tức ngực, đau ngực và ho ra máu
- Dùng trong y học Trung Quốc làm thuốc long đờm, chữa ho, một số bệnh về phổi và phế quản khác nhau.
- Điều trị một số bệnh ngoài da
- Phối hợp với một số vị thuốc khác để điều trị viêm ruột thừa
- Ở Nhật Bản, dùng chữa đau họng, viêm phế quản, ho có đờm, mụn nhọt và một số bệnh khác
- Ở Ấn Độ, rễ cát cánh là vị thuốc quan trọng trong thuốc long đờm, thuốc bổ, thuốc làm săn, gây trung tiện, chữa đầy bụng. Đôi khi được nhai nuốt nước hoặc dùng dạng thuốc sắc phối hợp với cam thảo.
Cách chăm sóc hoa cát cánh
- Hoa cát cánh ưa sáng, và thậm chí có thể chịu được ánh nắng mặt trời chói chang.
- Đừng trồng hoa cát cánh trong đất khô – Loài hoa này cần khá nhiều nước.
- Bón phân mỗi tuần một lần sẽ khuyến khích cây cát cánh ra hoa.
- Hoa cát cánh có thể được chưng trong nhà hoặc ngoài trời trong những tháng ấm áp.
- Loại bỏ ngay những bông hoa héo nếu không muốn những đóa hoa còn lại bị ảnh hưởng.
>> Xem thêm: Bông điên điển làm gì ngon? 2 món xào và canh chua bông điên điển