Hoa ngọc lan hay còn gọi là Sứ ngọc lan là một loài hoa thuộc chi Mộc lan, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ngọc lan thuộc loại cây gỗ nhỡ, thân thẳng, vỏ trám trắng. Hoa có màu trắng, mọc đơn lẻ ở nách lá, có từ 9 – 15 cánh, mùi rất thơm, có thể dùng để cất tinh dầu thơm làm nước hoa. Loại cây này được dùng chủ yếu để làm cảnh.
Hoa ngọc lan nở vào mùa nào?
Ngọc lan là loại cây ưa sáng, chịu rét, ưa đất cát hơi chua, đất thoát nước tốt, nhiều mùn. Đây là cây thân gỗ lớn có chiều cao từ 10 đến 15 m. Lá đơn dài khoảng 20 cm, rộng khoảng 8 cm, màu xanh tươi, lá bẹ có lông trắng. Hoa màu trắng có mùi rất thơm, có từ 10 – 12 cánh hoa. Hoa mọc ở đỉnh, đường kính hoa 10-15cm, đài hoa 9 cánh, hình chuông.
Hoa ngọc lan nở vào tháng 3, mùa hoa có thể kéo dài đến tháng 8. Những vùng nhiệt độ cao, hoa có thể nở từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
Phân loại hoa ngọc lan
Ngọc Lan có đến hơn 50 loài khác nhau, có cây thân gỗ, có cây thân bụi. Ở nước ta phổ biến là bạch ngọc lan và ngọc lan hoa vàng.
Hoa ngọc lan trắng
- Tên khoa học: Michelia x Alba
- Tên tiếng anh: White Champaca
- Tên gọi khác: Mộc lan trắng, bạch ngọc lan, sứ trắng, bạch lan hoa
Cây hoa ngọc lan trắng có thân gỗ, chiều cao khi trưởng thành khoảng 10 – 15m, nhánh non mới có một lớp lông mao bao phủ. Lá cây hình bầu dục thon, màu xanh non, hơi ngả vàng, luôn tươi tốt, kích thước dài khoảng 15 – 20cm, rộng khoảng 4 – 9cm.
Hoa ngọc lan trắng nở tỏa ra mùi thương rất thơm. Mỗi bông ngọc lan trắng có từ 8 – 12 cánh hoa, cánh ho thon gọn, hơi cong. Hoa có nhiều nhị vàng ngắn. Bạch ngọc lan được sử dụng trong chế tạo nước hoa.
Hoa ngọc lan vàng
- Tên khoa học: Michelia Champaca
- Tên tiếng anh: Yellow Champaca
- Tên gọi khác: Ngọc lan ngà, ngọc lan hoa vàng, mộc lan vàng
Cây hoa ngọc lan vàng là cây thân gỗ thường xanh, kích thước cây to lớn hơn ngọc lan trắng, chiều cao có thể lên đến 35m. Lá ngọc lan vàng xanh bóng, phiến lá hình trái xoan thuôn hai đầu, kích thước lá dài 10 – 20cm và rộng từ 4 – 9cm. Lá cây có lông ở cả 2 mặt, nhọn ở đầu lá.
Khi hoa nở có màu vàng hoặc cam, cánh hoa thẳng. Hoa có mùi thơm dễ chịu nhưng không thơm bằng hoa ngọc lan trắng.
Ý nghĩa của hoa ngọc lan trắng
Hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn, cùng với mùi hương thanh khiết. Hoa Ngọc Lan là biểu tượng cho tấm lòng thơm thảo, nhân từ. Những người có tên “Ngọc Lan” thường là những cô gái đẹp, dung mạo hiền từ, tấm lòng nhân ái hơn hẳn người thường.
Trong phong thủy, hoa ngọc lan được sử dụng trong những dịp khai trương, tân gia nhà mới, tổ chức tiệc cưới. Chủ nhà bỏ những bông ngọc lan vào bát nước trong vắt nhằm mục đích lấy may mắn, thuận lợi Hoa ngọc lan với ý nghĩa cho sự trường tồn, bền bỉ, sức sống mãnh liệt và mang lại thuận lợi, may mắn cho gia chủ.
Hoa ngọc lan mang vẻ đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng và cuống hút cùng hương thơm quyến rũ giúp thay đổi không gian sống trở nên thoải mái, dễ chịu và đẹp đẽ hơn.
Mùi thơm của hoa ngọc lan lưu giữ lâu nên còn mang ý nghĩa biểu tượng cho sự ấn tượng, lưu luyến khó phai khi sử dụng làm quà tặng cho người khác giới.
Ngọc Lan cũng là tên được sử dụng đặt cho con gái với mong muốn con luôn ngoan ngoãn, lễ phép, xinh đẹp, dịu dàng.
Hoa ngọc lan có tác dụng chữa bệnh gì?
Không chỉ là một loài hoa đẹp, Ngọc lan còn là một vị thuốc chữa bệnh cực kỳ tuyệt vời. Theo Đông y, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp,… (Theo suckhoedoisong.vn)
Hoa ngọc lan chữa vô sinh
Dùng 10g hoa ngọc lan chưa nở, sắc uống vào mỗi buổi sáng sớm. Một liệu trình điều trị trong 30 ngày, có thể chữa vô sinh ở phụ nữ. Ngoài ra, bài thuốc này còn có tác dụng chữa đau bụng kinh khá tốt.
Chữa ho gà
Dùng 8 bông Hoa ngọc lan, 10g lá chanh và 3g gừng. Sắc ngày 1 thang, chia làm 3 lần và uống như vậy trong 1 tuần.
Chữa viêm phế quản
Dùng 7 bông Hoa ngọc lan, 5 bông hoa hồng trắng, 15ml mật ong. Cho tất cả vào bát hấp cách thuỷ, chia làm 3 lần uống trong ngày. Một liệu trình điều trị trong 7-10 ngày.
Chữa ho do lạnh
20g Hoa ngọc lan tẩm mật ong trong 3 ngày rồi sắc uống.
Chữa đau đầu
Lấy 8 bông hoa ngọc lan, 10 bông hoa nhài, 20g lá sen. Tất cả rửa sạch cho vào ấm sắc cùng khoảng nửa lít nước. Sắc đến khi còn một nửa, chia làm 3 lần/ngày. Một liệu trình uống trong 1 tuần.
Kích thích tiêu hóa
6g Hoa ngọc lan, 1 thìa trà xanh. Ngọc lan rửa sạch, vẩy cho ráo nước, để vào bát. Rót nước sôi vào bát, sau đó cho trà xanh vào. Hãm uống trong ngày.
Thanh nhiệt
Lấy 20g Hoa ngọc lan, 150g đậu xanh, 50g đường phèn. Đậu xanh rửa sạch, cho nước vào đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút. Sau đó cho đường phèn vào, tắt lửa. Hoa ngọc lan tách ra từng cánh, rắc vào rồi trộn đều là có thể ăn được. Đây giống như một món chè, có tác dụng thanh nhiệt giải khát.
Cách trồng cây hoa ngọc lan đúng cho hoa nở đẹp
Thời điểm trồng hoa ngọc lan thích hợp nhất là cuối tháng 4 – 10 dương lịch. Ở thời điểm này, độ ẩm còn cao, thời tiết đang đẹp nên phù hợp trồng các loại cây hoa.
Lựa chọn phương pháp trồng
Gieo hạt hoặc chiết cành. Phương pháp trồng bằng hạt ít được lựa chọn do thời gian cây phát triển khá dài và lâu ra hoa. Còn phương pháp chiết cành được lựa chọn nhiều do tỷ lệ thành công cao, thời gian cây phát triển ngắn hơn và nhanh ra hoa hơn.
Lựa chọn giống hoa ngọc lan
Nếu chọn phương pháp trồng là gieo hạt thì cần chọn các hạt to, mập, màu sắc hạt cần đồng đều. Phương pháp chiết cành, giâm cành thì chọn cành bánh tẻ, mập mạp, khỏe mạnh và cành lá không bị sâu bệnh.
Đất trồng
Loại đất trồng cây ngọc lan thích hợp nhất là đất trung tính, độ pH ~7, đất tơi xốp, nhiều mùn, nhiều chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Có thể mua đất sẵn ở cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc nhà vườn nơi mua cây giống, cửa hàng cây cảnh. Ngoài ra, bạn có thể tự là đất trồng bằng những nguyên liệu sau: Phân chuồng ủ hoai 5kg, phân trùn quế 2kg, phân lân 0,2kg và 1 phần bột, trộn đều và ủ trong 2 tuần.
Cách trồng cây hoa ngọc lan đúng kỹ thuật
CÓ thể trồng bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Cụ thể như sau:
Cách trồng cây hoa ngọc lan bằng hạt
- Vỏ hạt cứng nên mài qua lớp vỏ hạt, có thể sử dụng dao để tách vỏ rồi dùng nước ấm 40 – 50 độ C xử lý hạt trước khi gieo, để nguội dần sau 12 giờ
- Thực hiện ủ hạt trong túi vải, sau 4 – 5 ngày hạt sẽ nứt nanh
- Khi hạt đã nứt nhanh, đem hạt cho vào bầu đất ươm, đem giao vào khay cát. Tiếp đến, lấp đất lên dày khoảng 1cm, phủ xơ dừa, rơm rạ xung quanh.
- Lam giàn che cho câu, sau 3 – 4 ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm.
Cách trồng hoa ngọc lan bằng chiết cành
- Chọn cành bánh tẻ, mập mạp, khỏe mạnh không bị sâu bệnh
- Sau khi chọn được cành để chiết, hãy cắt, tách một vòng vỏ cây rộng 0,4 – 0,7cm
- Quấn quanh chỗ cắt bằng dây gai hoặc dây gai để ngăn mép vỏ dính lại với nhau
- Sử dụng rễ bèo lục bình hoặc xơ dừa để đặt lên chỗ cắt, dùng miếng nilon dài 30cm, rộng 15cm bọc lại chắc chắn để giữ ẩm
- Khi cành chiết ra rễ non và chuyển sang màu vàng thì có thể cắt cành chiết khỏi cây mẹ rồi trồng vào túi bầu
Kỹ thuật chăm sóc cây hoa ngọc lan
- Nước tưới: Cây ngọc lan ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên, đặc biệt vào những ngày hè nắng gắt. Tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều muộn để duy trì độ ẩm tốt hơn.
- Bón phân: Đất trồng cần lựa chọn là đất giàu dinh dưỡng ngay từ đầu để không phải tốn công bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây. Nếu đất xấu thì kết hợp bón phân NPK, phân chuồng hoai mục để cũng cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Nhờ vậy tránh được nguy cơ bị sâu bệnh, vàng lá hoặc cây xấu do bị thiếu chất dinh dưỡng. Liều lượng phân NPK để bón là 150g kết hợp với 5 – 10kg phân chuồng hoai mục. Tần suất bón phân sau 3 tháng khi cây đưa ra trồng ở chậu. Sau đó cứ khoảng 5 – 6 tháng lại bón phân 1 lần.
- Che nắng: Khi mới trồng cây, không để cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt thời tiết mùa hè. Bạn cần làm giàn che nắng với độ che phủ khoảng 70% giúp cây được thoáng mát, không bị mất ẩm khi nhiệt độ cao.
- Cắt tỉa: Cây vào giai đoạn phát triển tốt, cần tỉa bớt cành lá thừa bị khô héo, cành xấu để cây đẹp và định hình tán lá giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, cần loại bỏ cỏ dại mọc xung quanh để ngăn ngừa sâu bệnh.
Sâu bệnh thường gặp trên hoa ngọc lan
Cây hoa ngọc lan là cây thân gỗ, sinh trưởng và phát triển mạnh ở nơi có khí hậu nóng ấm nên thường có nhiều sâu bệnh gây hại, điển hình như:
Bệnh đốm đen
Xuất hiện khi cây còn non, lá cây có những đốm tím đen rồi lan rộng ra, giữa đốm màu trắng xám, có nhiều bột nâu xanh. Để loại bỏ và phòng trừ bệnh đốm đen trên cây hoa ngọc lan, bạn có thể sử dụng thuốc Boocđô 1% phun, rồi sau đó phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0.3-0.4o Be hoặc Tuyet 0.1%. Phun đều đặn 10 ngày/lần và phun khoảng 2 – 3 lần là được.
Bệnh đốm xám
Nguyên nhân do bào tử nấm gây ra, thường xuất hiện vào đầu mùa hè đến hết tháng 10. Phần ngọn lá có những chấm nhỏ màu nâu, vàng rồi lan rộng ra, lá khô dần. Để phòng ngừa bệnh đốm xám, ngoài chăm sóc cẩn thận, giữ cây sạch sẽ, thông thoáng, bạn có thể dùng thuốc hóa học trị bệnh đốm đen để phun.
Bệnh đốm than
Ban đầu á cây chỉ xuất hiện những đốm nhỏ li ti, sau đó lớn dần thành những đốm nâu tím, giữa đốm có màu vàng xám, các đốm liền nhau tạo thành những đốm lớn. Bệnh đốm than xuất hiện nhiều nhất vào thời gian tháng 6 đến tháng 9, lúc này thời tiết mưa nhiều.
Để loại bỏ bệnh và phòng ngừa thì bạn cần kiểm tra cây hoa ngọc lan thường xuyên, loại bỏ những lá bị bệnh. Đồng thời, phun thuốc Boocđô 1% để phòng trừ. Khi cây bị bệnh đốm than thì tiến hành phun thuốc Daconil 0.2% và phun kliên tục 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày.
Ve Sáp Ngài Trắng
Ve sáp ngài trắng thường bán vào cây và hút nhựa ở cành non làm cho cây chậm phát triển, lá non bị xoăn lại. Loài ve này xuất hiện khi thời tiết bắt đầu ấm áp vào các tháng đầu năm hoặc khi bước vào mùa mưa.
Để phòng ngừ ve sáp ngài trắng, bạn cần thường xuyên cắt tỉa cành dày và tiến hành phun thuốc Malathion 0.1% hoặc DDVP 0.05%.
Rệp Sáp Cockerelli
Cây hoa ngọc lan bị bệnh rệp sáp Cockerelli sẽ làm cho lá rụng sớm. Loài rệp này đẻ trứng vào cuối tháng 3, cuối tháng 6 và cuối tháng 9.
Để phòng trừ bệnh rệp sáp Cockerelli, bạn cần cắt tỉa cành lá và tưới nước thường xuyên giúp cho cây được thông thoáng. Trơng thời gian trứng nở, bạn phun thuốc Rogor 0.2%, Furadan để phòng rệp.
Rệp Đài Loan
Bệnh rệp Đài Loan gây hại cho cây hoa ngọc lan ở cành lá và chồi non. Khi bị bệnh, cành lá, chồi non hình thành lớp bột màu tránh xám. Rệp bắt đầu gây hại cho cây vào tháng 3, mạnh nhất vào thời điểm tháng 4 và 5, sau đó giảm dần ở tháng 6, 7 nhưng đến tháng 9 lại bắt đầu gây hại trở lại đến tháng 11.
Để phòng trừ và tiêu diệt bệnh rệp đài loan, bạn dùng thuốc DDVP, Malathion 0.03%, Rogor hay chế phẩm Bacillus pha loãng 500 lần để phun cho cây hoa ngọc lan.
Trên đây là những thông tin về hoa ngọc lan, mong rằng chia sẻ này giúp bạn đọc hiểu hơn về loài hoa này và có thể tự mình trồng được cây ra hoa đẹp. Chúc bạn thành công!
>> Tìm hiểu: Hoa cát cánh (kikyou) ý nghĩa, nguồn gốc và công dụng