Hoa mộc tên khác mộc hương, mộc tê, mộc trà là loài thực vật bản địa của châu Á. Hoa mộc có rất nhiều tác dụng, trồng làm cảnh, có thể dùng để ướp trà uống, và tác dụng làm thuốc trong đông y.
Đặc điểm cây hoa mộc
- Tên thường gọi: Hoa mộc hay cây mộc hương, mộc tê, quế hoa, hoa quế.
- Tên khoa học: Osmanthus fragrans.
- Nguồn gốc xuất xứ: Loài thực vật bản địa của châu Á, từ đông Himalaya đến Hoa Nam (Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Đài Loan, nam Nhật Bản.
- Thân: Là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường xanh, có thể cao 3–12 m.
- Lá dài 7–15 cm và rộng 2,6–5 cm.
- Hoa có thể có các màu bao gồm màu trắng, vàng nhạt, vàng hoặc vàng cam, dài khoảng 1 cm, mùi thơm mạnh. Ở Việt Nam thường gặp hoa màu trắng.
- Quả màu tím đen, dài 10–15 mm, chín vào mùa xuân, khoảng sáu tháng sau khi hoa nở.
Cây hoa mộc là loại có dáng đẹp, hoa thơm có mùi hương quyến rũ. Nó được xem là loài hoa thanh lịch nên người ta thường trồng ở các vườn cảnh, trang trí nơi sân vườn, đặc biệt trong các đền chùa danh thắng cũng đều trồng.
Cây mộc hương có mấy loại?
Hoa mộc có nhiều loại nhưng phổ biến là hai loại Mộc hương ta và mộc hương Trung. Giá trị hai loại này có sự chênh lệch lớn, nhiều người mới chơi khó phân biệt.
Mộc hương ta thường có lá dày hơn, viền lá có răng cưa. Lá cây hoa mộc ta có màu xanh thẫm hơn, nổi vân đậm, rõ nét hơn. Còn, mộc hương Trung Quốc thì lá mỏng hơn, viền xung quanh lá không có răng cưa.
Các chuyên gia làm vườn đánh giá, mộc hương ta có ngoại hình đẹp, chất lượng tốt hơn, cây có giá trị thẩm mỹ cao hơn, được ưa chuộng hơn bởi mùi hương lan tỏa và nhiều giá trị khác.
Đặc tính cây hoa mộc
Hoa ra rải rác quanh năm, nhưng chủ yếu là mùa thu, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn, có màu vàng thơm, đài có bốn răng, tràng có bốn cánh dày hơi liền nhau tại gốc, có hai nhị đối nhau, bầu có hai lá noãn cũng dính nhau phía gốc hoa.
Cây hoa mộc được trồng làm cảnh tại châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, do hoa có mùi thơm giống mùi đào chín hoặc mơ chín.
Tại Việt Nam, loài hoa này mọc hoang ở Ninh Bình (Vườn quốc gia Cúc Phương), Kon Tum và được trồng ở nhiều nơi.
Hoa mộc dùng để ướp trà, một số bộ phận khác của cây cũng được dùng làm các vị thuốc trong đông y.
Tác dụng của mộc hương
- Hỗ trợ hệ miễn dịch
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa
- Giảm đau
- Viêm loét dạ dày
- Tiêu chảy ở trẻ
- Viêm phế quản mãn tính
- Suy nhược cơ thể
- Chữa lỵ cấp
- Viêm cầu thận cấp và mãn tính
- Đau túi mật
- Viêm đại tràng
- Ruột viêm cấp, lỵ, ruột đau thắt
- Viêm ruột cấp
- Rối loạn tiêu hóa
- Đau lưng
- Xơ gan
- Vàng da do viêm gan
- Bụng đau, bụng đầy trướng
Ý nghĩa của hoa mộc
- Hoa mộc nghe cái tên đã thấy sự mộc mạc, giản dị, nhẹ nhàng. Loài hoa tượng trưng cho sự tao nhã, thanh khiết, vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng ẩn sâu bên trong là sự quyến rũ, ngây ngất bởi hương thơm say đắm, mê mẩn và lưu luyến lòng người.
- Cây hoa mộc hương có thể sống rất lâu nên còn tượng trung cho sự bền bỉ, trường tồn với thời gian. Điều này có nghĩa rằng dù khó khăn thế nào thì con người cũng dần thích nghi và vượt qua được.
- Hoa mộc thường được trồng ở sân vườn, đình chùa với ý nghĩa xua đuổi tà ma, mang lại sự may mắn cho gia chủ.
Cách trồng và chăm sóc hoa mộc hương
- Hoa mộc loài cây thân gỗ, dễ trồng có sức sinh trưởng và phát triển nhanh, đặc biệt ở điều kiện ẩm.
- Nếu chăm sóc cẩn thận sẽ cho hoa nở 4 mùa, rực rỡ cả một góc vườn nhà bạn. Một số tiêu chí bạn nên quan tâm khi trồng và chăm sóc cây mộc.
- Hoa mộc có thể trồng bằng cách giâm cành, nên được trồng ở nơi có đất tơi xốp, màu mỡ sẽ giúp cây sinh trưởng tốt. Chọn cành to, khỏe để giâm cành. Nên chọn vị trí thoáng mát, ấn chặt cây sâu khoảng 15cm, giữ thẳng cành để cây mọc thẳng.
- Khi cây ra rễ sau 1 tháng, thì kiểm tra rễ cây có phát triển không, nếu phát triển tốt thì chuyển ra trồng.
- Nên cung cấp đủ độ ẩm cho cây, tưới nước 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều tối. Tùy thuộc thời tiết mà có cách tưới ẩm phù hợp.
- Định kỳ nên làm sạch, dọn cỏ dại cho cây, tưới phân giúp cây phát triển toàn diện và tốt nhất cho ra hoa, ra quả đẹp và to.
>> Tìm hiểu: Hoa sao nhái nở bảo lâu thì tàn? Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng