Bọ xít đen hại lúa đặc điểm gây hại và biện pháp phòng trừ hiệu quả

Bọ xít đen hại lúa phổ biến nhưng được xem là gây hại ít quan trọng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của lúa. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loài bọ xít đen hại lúa này như đặc điểm hình thái, sinh thái, đặc điểm gây hại và cách phòng trừ như thế nào ngay sau đây nhé!

Đặc điển hình thái, sinh thái và gây hại của bọ xít đen

Bọ xít đen có tên khoa học là Scotinophora lurida, thuộc họ bọ xít năm cạnh (Pentatomidae), bộ cánh nửa (Heminoptera). Bọ xít đen gây hại cho tất cả các vụ lúa trong năm nhưng nặng nề nhất là ở vị hè thu khi thời tiết nóng, ẩm. Bọ xít đen gây hại nặng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ làm đòng và thường tập trung chích hút ở mắt thân lúa.

Hàng năm, bọ xít đen có thể sinh sản 2 lứa. Một lứa từ tháng 3 – 5 và một lứa từ tháng 8 – 9. Trước đây, bọ xít đen chỉ xuất hiện rải rác và không gây hại nhiều nhưng gần đây chúng xuất hiện nhiều và gây hại nhiều hơn, đặc biệt trên những giống lua mùa, giống lúa ngắn ngày. Trên thực tế, những giống lúa nào không kháng được rầy nâu thì thường là những giống lúa bị bọ xít đen gây hại nhiều hơn so với những giống lúa khác.

bọ xít đen

Đặc điểm hình thái

Bọ xít đen trải qua 3 giai đoạn trưởng thành, bọ xít đen non và trứng. Mỗi giai đoạn sẽ có đặc điểm hình thái khác nhau, cụ thể như sau:

  • Trưởng thành: Con đực có thân dài 8,5mm, con cái thân dài 9 – 9,5mm, chiều rộng từ 5 – 6mm. Thân bọ xít đen trưởng thành có hình bầu dục, bụng, lưng nhô ra như nhau. Phiến mai dài tới cối bụng nhưng bề ngang không che được hết bụng. Phiến giữa, phiến cạnh của đầu có chiều dài bằng nhau. Góc trước mảnh lưng ngực trước mọc ngang ra một chiếc gai lông không nhọn, không dài, góc cạnh mảnh lưng ngực trước có 1 mấu lồi ngắn không nhọn. Mắt bọ xít đen trưởng thành là mắt đơn có màu đỏ nhạt. Bàn chân và râu có màu nâu tro. Nhìn chung nhìn toàn thân có màu đen.
  • Bọ xít đen non: Kích thích khi mới nở khoảng 1 – 2mm, có màu nâu đỏ, chưa có cánh và di chuyển chậm chạp. Khi lớn có màu tro nâu, thời gian ấu trùng kéo dài khoảng 30 ngày.
  • Trứng: Một con bọ xít cái trưởng thành có thể đẻ được vài trăm trứng, trung bình khoảng 200 quả trứng. Trứng bọ xít đen có hình trụ, có màu hông hơi xanh khi mới đẻ, sau chuyển thành màu nâu xám hoặc nâu đỏ. Trứng bọ xít đen được đẻ thành từng ổ ở trên bẹ lá, phiến lá xếp 2 hàng, nằm ở gần mặt nước ruộng. Một ổ trứng có khoảng 15 – 20 quả, thường được xếp thành 3 – 4 hàng. Trứng bọ xít đen có thể không nở (bị ung) nếu như bị ngâm trong nước khoảng 24 giờ. Giai đoạn trứng khoảng 4 – 5 ngày.

Đặc điểm sinh thái

Các đặc điểm sinh thái điển hình của loài bọ xít đen như sau:

  • Vòng đời của bọ xít đen khoảng 50 – 60 ngày, trứng 3 – 8 ngày, ấu trùng khoảng 40 – 45 ngày, trưởng thành đến đẻ trứng từ 10 – 15 ngày.
  • Bọ xít đen trưởng thành thường giao phối phần lớn vào thời gian 6 – 7 giờ chiều, mỗi con cái giao phối khoảng 4 – 5 lần, sau 1 tuần thì đẻ trứng.
  • Bọ xít đen non mới nở thường sống tập trung ở quanh vỏ trứng, đến tuổi 2 thì bắt đầu phân tán, ẩn nấp dưới tán, dưới khóm lúa để hút nhựa cây, từ ssu tuổi 3 trở đi thì hoạt động giống với bọ xít đen trưởng thành.
  • Nhiệt độ để bọ xít đen phát triển thích hợp nhất là từ 25 – 28 độ C.
  • Bọ xít đen trưởng thành thường trốn ở những khe đất nứt hoặc bờ cỏ ven ruộng lúa đến khi nhiệt độ, môi trường thích hợp sẽ chui ra, đến ruộng lúa và gây hại cho lúa.
  • Bọ xít đen trưởng thành thường có hứng thú với ánh sáng mặt trăng, nhất là vào tuần trăng tròn, hàng nghìn con bọ xít đen trưởng thành sẽ ra khỏi chỗ ẩn núp và bay khắp ruộng.

bọ xít đen hại lúa

Đặc điểm gây hại của bọ xít đen

Bọ xít đen trưởng thành có xu tính với ánh sang. Đó là ban ngày thì sợ nắng nên ẩn náu ở dưới khóm lúa, đến chiều tối hoặc ngày râm mát thì chúng bò lên phía trên gây hại.

  • Thời gian sinh trưởng của bọ xít đen:
  • Trứng: Từ 3 – 8 ngày, trung bình là 5 ngày
  • Bọ xít non: Từ 35 – 53 ngày, trung bình là 40 ngày
  • Bộ xít trưởng thành: Sống từ 10 – 10,5 tháng

Cả bọ xít đen trưởng thành và con non đều bu bám ở gốc cây lúa để chích hút nhựa. Khi lúa bị chúng chích hút sẽ xuất hiện những đốm vàng làm cho lá chân của cây lúa bị vàng dần. Nếu bị hại nhẹ thì cây lúa vẫn sinh trưởng nhưng phát triển kém, nếu bị nặng thì cây lúa bị khô héo và chết thành từng khóm, từng chòm như bị cháy rầy.

Ở giai đoạn lúa trổ bông, nếu cây lúa bị hại thì hạt lúa có thể bị lép, bạc trắng gây thất thu năng suất rất nhiều. Bọ xít đen trưởng thành thường gây hại nhiều ở các ruộng lúa cấy sớm, có nhiều cỏ dại, thuận lợi nhất là khi thời tiết nóng ẩm.

Biện pháp phòng, trừ bọ xít đen

Để phòng trừ bọ xít đen hại lúa, người nông dân cần:

  • Vệ sinh đồng ruộng, làm cỏ, diệt trừ cỏ dại (cỏ dại là ký chủ phụ của bọ xít đen)
  • Phát hiện sớm, thu gom ổ trứng bọ xít đen để tiêu diệt và vợt bắt bọ xít trưởng thành
  • Ở các cánh đồng có điều kiện tưới tiêu thuận lợi thì vào thời kỳ bọ xít đen để trứng rộ có thể hạ mức nước trong ruộng để bọ xít đẻ trứng ở vị trí thấp hơn, sau đó cách 4 ngày 1 lần thì cho nước vào cao hơn vị trí ban đầu, ngâm 24 tiếng. Làm liên tục 2 – 3 lần như vậy có thể tiêu diệt được nhiều trứng bọ xít đen.
  • Phun các loại thuốc như Bassa, Actara 25WP, Ofatox 400EC…. khi bị xít đen phát sinh rộ
  • Bọ xít đen trưởng thành đều ưa mùi tanh hôi nên có thể làm bẫy tanh hôi để nhử bọ xít đen trưởng thành đến tập trung tiêu diệt. Sử dụng lá xoan băm nhỏ với nước giải hoặc có thể dùng ốc, cua, hến đập nhỏ trộn vào đặt xung quanh bờ ruộng thành từng mô để bọ xít đen đến ăn và chết. Nếu mật độ bọ xít đen nhiều thì có thể phun thuốc trừ sâu vào.

>> Tìm hiểu: Ốc sên đặc điểm, lối sống và cách diệt hiệu quả 100%

© 2022 lavenderhanoi.com. Thiết kế Website bởi Lavender Hà Nội.